Khóa 2 "kỹ năng thành công cho sinh viên", học theo phương thức mới

Một số hình ảnh buổi giao lưu giữa Trung Đào tạo kỹ năng nghề NTT và sinh viên trường CĐ Nguyễn Tất Thành sáng ngày 17/04/2009


Sinh viên đang thực hiện một trò chơi


Sinh viên tham dự hòa theo nhịp của bài hát

Khách mời giao lưu với sinh viên, đang trả lời một số câu hỏi của sinh viên

Song ca sinh viên trình bày những bài hát rất hấp dẫn và lôi cuốn sinh viên tham dự


Quang cảnh chung của buổi giao lưu

Lịch đào tạo kỹ năng thành công cho sinh viên khóa 2

Sinh viên khám phá bản thân




Buổi học khám phá bản thân 05/04/2009



Buổi học về "khám phá bản thân" giúp sinh viên hiểu về chính mình, khám phá mặt manh và mặt yếu để phát huy và khắc phục. Bài tập tự bộc lộ và phản hồi của người khác về mình.

Tổ chức khóa 2 lớp kỹ năng để thành công cho sinh viên vào ngày 26/04/2009

<

Tổ chức khóa 2 lớp kỹ năng để thành công cho sinh viên vào ngày 26/04/2009

Chuyên đề tháng 4/2009

Ngày Chủ nhật 19/04/2009, Trung tâm Đào tạo kỹ năng nghề NTT sẽ tổ chức chuyên đề thứ 2 vào lúc 8g30 tại Trường CĐ Nguyễn Tất Thành số 300A Nguyễn Tất Thành với đề tài:"Các quy luật tâm lý trong đời sống vợ chồng" do TS Nguyễn Thị Bích Hồng, giảng viên Khoa Tâm lý Giáo dục, Trường Sư phạm TP. HCM. phụ trách.
Kính mới quý vị đến tham dự với phí 100.000 đ/người. Vui lòng đăng ký trước tại số ĐT (08)62619.425 hoặc qua email: nnlam@ntt.edu.vn

Khai giảng khóa học đầu tiên về kỹ năng thành công cho sinh viên Trường CĐ Nguyễn Tất Thành



Sáng chủ nhật lục 8g00 29/03/2009, Trung tâm Đào tạo kỹ năng nghề NTT đã khai giảng khóa học đầu tiên về các kỹ năng thành công cho sinh viên Trường CĐ Nguyễn Tất Thành tại số 298A Nguyễn Tất Thành (Trường Việt Mỹ)với chuyên đề đàu tiên "Kỹ năng thành công bắt đầu với phỏng vấn xin việc" do Thầy Phạm Việt Thắng và buổi chiều với chuyên đề:"Hoạch định cá nhân và quản lý thời gian". LỚp học có 13 sinh viên tham dự.

Khóa đào tạo kỹ năng thành công cho sinh viên khóa 1

Khóa đào tạo kỹ năng thành công cho sinh viên khóa 1 sẽ khai giảng vào sáng Chủ nhật 29/03/2009 tại 298A Nguyễn Tất Thành, Quận 4 (Trường Việt Mỹ).Thời gian đào tạo gồm 5 buổi. Học phí 250.000 đ/SV
Mục tiêu khóa học:
•Giúp SV tự nhận thức về trước khi vào môi trường làm việc
•Tìm việc làm được thuận lợi hơn
•SV biết tự hoạch định cho bàn thân, giải quyết vấn đề và hòa nhập với nhóm
•SV tự tin hơn trong môi trường làm việc

Buổi 1:Sáng 29/03/2009 : Kỹ năng thành công bắt đầu với phỏng vấn xin việc
Buổi 2:Chiều 29/03/2009: Khám phá bản thân
Buổi 3: Sáng CN05/04/2009: Hoach định cá nhân và quản lý thời gian
Buổi 4: Sáng 12/04/2009: Kỹ năng giải quyết vấn đề
Buổi 5: Chiều Kỹ năng làm việc nhóm
Các giảng viên phụ trách khóa học này gồm:
1. ThS Nguyễn Ngọc Lâm
2. Thầy Phạm Việt Thắng
3. Thầy Hoàng Minh Nghiệp
4. ThS Trần Minh Trọng

Chuyên đề "Kinh dịch, ứng dụng trong kinh doanh"do BS Dư Quang Châu trình bày sáng ngày 15/03/2009



Tất cả các tham dự viên đều cho rằng đó là một buổi thuyết trình rất thú vị và bổ ích.

Các khóa học ngắn hạn và chuyên đề trong thời gian tới (đã cập nhật)



1. Lớp kỹ năng thương lượng, đàm phán - Luật hợp đồng : 6 buổi - 600.000 đ/khóa
2. Lớp kỹ năng giao tiếp và trình bày - 6 buổi - 600.000 đ/khóa
3. Kỹ năng soạn thảo văn bản (Tiếng Việt và Tiến Anh) - 4 buổi - 500.000 đ/khóa
4. Quan hệ báo chí- Truyền thông (PR doanh nghiệp) - 4 buổi - 500.000 đ/khóa
5. Tổ chức họp báo - Viết thông cáo báo chí - 2 buổi - 400.000 đ/khóa
6. Kỹ năng làm việc với nhóm - 4 buổi - 500.000 đ/khóa
Sau khóa học, học viên được cấp chứng chĩ. Nếu đang ký cùng với bạn từ 2 người trở lên sẽ được giảm giá.

KHÓA ĐÀO TẠO KỸ NĂNG NGHỀ CHO SINH VIÊN SẮP TỐT NGHIỆP


Sáng CN 15/03/2009 : Kỹ năng viết CV ấn tượng, Kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc
Chiều CN 15/03/2009: Khám phá bản thân
Sáng CN 22/03/2009: Hoạch định cá nhân và quản lý thời gian
Chiều CN 22/03/2009: Kỹ năng giải quyết vấn đề
Sáng CN 29/03/2009: Kỹ năng làm việc nhóm

CÁC CHUYÊN ĐỀ


CÁC CHUYÊN ĐỀ được tổ chức vào sáng Chủ nhật:Phí Tham dự ; 100.000 đ
Sáng CN 15/03/2009: Kinh dich, ứng dụng trong kinh doanh. Báo cáo viên: BS Dư Quang Châu
Sáng CN 19/04/2009: Các quy luật tâm lý trong đời sống vợ chồng. Báo cáo viên:TS Nguyễn Thị Bích Hồng
Sáng CN 03/05/2009: Phong thủy, ứng dụng trong đời sống hằng ngày. Báo cáo viên: BS Dư Quang Châu.
Sáng CN 24/05/2009: Stress, căng thẳng và cách ứng phó. Báo cáo viên: ThS Nguyễn Thị Hồng Quế
Sáng CN 07/06/2009: Giúp con vượt qua những trở ngại tâm lý của tuổi mới lớn. Báo cáo viên: TS Nguyễn Thị Bích Hồng
Sáng CN 21/06/2009: Giáo dục con cái theo phương pháp mới. Báo cáo viên: ThS Hoàng Minh Tố Nga
Thời gian báo cáo chuyên đề : Từ 8g30 - 11g30
Đăng ký tham dự tại 300A Nguyễn Tất Thành P13, Q4, TP. HCM hoặc qua ĐT; 6.2619.425 hoặc qua Email: nnlam@ntt.edu.vn

KHAI GIẢNG CÁC KHÓA HỌC


1. KHÓA KỸ NĂNG THƯƠNG LƯỢNG, ĐÀM PHÁN - LUẬT HỢP ĐỒNG Học phí 600.000 đ/khóa
GV phụ trách:Nguyễn Thị Hồng Mai
Thồi gian học: 6 buổi ( từ ngày 14/03/2009 vào các tối thứ 3,5,7 từ 18g30 - 21g00)
Mục tiêu khóa học:
A/ Môn Thương lượng – Đàm phán
•Vận dụng sách lược phá thế căng thẳng xung đột trong thương lượng, đàm phán
•Thỏa thuận đàm phán nhưng không nhượng bộ
•Thực hành tiến trình thương lượng
B/ Môn Luật hợp đồng
•Ký kết hợp đồng vừa đúng luật lại vừa “có lợi” nếu có tranh chấp
•Học những kinh nghiệm xương máu từ những vụ tranh chấp điển hình
•Nếu có kiện tụng thì sẽ biết được các thủ tục tố tụng mà mình phải tham gia và dự đoán được khả năng “được – mất” để quyết định khởi kiện tại Toà án, Trọng tài hay thương lượng, hòa giải.
Nội dung học:
1.Khái niệm về thương lượng
2.Đặc điểm của thương lượng trong kinh doanh
Một số ví dụ kinh điển về thương lượng
3.Thương lượng kiểu mềm
4.Thương lượng kiểu cứng
5.Thương lượng kiểu nguyên tắc
6.So sánh các kiểu thương lượng
7.Các trở ngại tạo ra thế căng thẳng trong thương lượng, đàm phán
8.Sách lược phá thế căng thẳng
9.Sách lược xử lý những lời phản đối của đối phương
10.Giai đoạn chuẩn bị
11.Giai đoạn tiếp xúc
12.Giai đoạn thực chất
13.Thực hành thương lượng trong các nhóm
14. Phần Luật hợp đồng
* Khái niệm - Phân loại Nguyên tắc ký kết
•Phương thức ký kết hợp đồng (trực tiếp – gián tiếp)
•Nội dung của hợp đồng Thực hiện hợp đồng
•Sửa đổi chấm dứt hợp đồng
•Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng

2. KỸ NĂNG GIAO TIẾP VÀ TRÌNH BÀY (Học phí 600.000 đ/khóa)
GV:
Thời gian học: 6 buổi Từ ngày 23/03/2009 vào các ngày 2,4,6 từ 18g30 - 21g00)
Mục tiêu khóa học:
1.Sau khóa học học viên xác định được các yếu tố tác động đến qui trình giao tiếp và các cách thức để khắc phục các trở ngại trong giao tiếp;
2.Học viên hiểu được các cách thức để giao tiếp hiệu quả hơn trong công việc;
3.Học viên sử dụng được các nguyên tắc cơ bản và tiêu chuẩn của một thông điệp để giao tiếp hiệu quả;
4.Học viên có khả năng trình bày tự tin, lôi cuốn người nghe.
Nội dung khóa học:
1.Thế nào là giao tiếp?
2.Những rào cản trong giao tiếp
3.Giao tiếp phi ngôn ngữ
4.Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp
5.Giao tiếp trong công việc
6.Kỹ năng trình bày
7.Giao tiếp trên điện thoại…
8.Thực hành.

3. KỸ NĂNG SOẠN THẢO VĂN BẢN tIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH)
hỌC PHÍ: 500.000 đ/khóa
GV: Nguyễn Thị Hồng Mai
Số bưởi học: 4 buổi từ ngày 31/03/2009 vào các ngày 3,5,7 từ 18g30 - 21g00
Mục tiêu khóa học:
Sau khi kết thúc khoá học (phần tiếng Việt), học viên có thể:
•Trình bày văn bản theo cấu trúc hình thức chuẩn;
•Viết văn bản theo đúng các nguyên tắc chuẩn về ngữ pháp, câu cú, dấu câu…
•Quy trình sọan thảo văn bản
•Kỹ thuật viết
Sau khi kết thúc khoá học (phần tiếng Anh), học viên có thể:
•Viết và trình bày văn bản theo British Style
•Viết được các loại thư tín giao dịch thương mại bằng tiếng Anh
Ghi chú: Học viên phải biết tiếng Anh (trình độ tối thiểu tương đương bằng C Anh văn)
Nội dung khóa học:
Phần tiếng Việt:
Cơ cấu hình thức văn bản hành chánh
1.Phân loại văn bản
2.Các vấn đề chuyên môn : hiệu lực văn bản, con dấu, chữ ký, chữ viết tắt...
3.Cấu trúc hình thức văn bản chuẩn theo Thông tư 55/2005
4.Những yêu cầu cơ bản về nội dung văn bản
5.Quy trình sọan thảo văn bản
6.Phác thảo và viết văn bản
7.Kỹ thuật viết văn bản
8.Phân tích và chỉnh sửa cho đúng từ vựng, ngắn gọn và súc tích
Phần tiếng Anh:
1. The form of the business letter
2. The letter of enquiry;
3. Replies to enquiry
4. Follow up letter, Sales letters, orders;
5. Payment
6. Letter of complaint
7. Letter of adjustment
Nếu Doanh nghiệp có yêu cầu đặc biệt khác với nội dung trên thì có thể bổ sung.

4. LUẬT KINH DOANH
- Học phí: 500.000 đ/khóa
GV: Nguyễn Thị Hồng Mai
Số buổi học : 04 từ ngày 16/04/2009 vào các tối thứ 3,5,7 từ 18g30 - 21g00
Mục tiêu khóa học:
Khóa học được thiết kế nhằm mục đích cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về luật hợp đồng. Từ đó không chỉ đọc được điều luật, hiểu luật mà còn “vận dụng” một cách “dĩ bất biến ứng vạn biến”. Vào cuối khóa học, học viên có thể:
1.Ký kết hợp đồng vừa đúng luật lại vừa “có lợi” nếu có tranh chấp
2.Học những kinh nghiệm xương máu từ những vụ tranh chấp điển hình
3.Nếu có kiện tụng thì sẽ biết được các thủ tục tố tụng mà mình phải tham gia và dự đoán được khả năng “được – mất” để quyết định khởi kiện tại Toà án, Trọng tài hay thương lượng, hòa giải.
Nội dung khóa học:
1. Luật hợp đồng
•Khái niệm - Phân loại Nguyên tắc ký kết
•Phương thức ký kết hợp đồng (trực tiếp – gián tiếp)
•Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng
2. Những căn cứ phát sinh trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng
•Trách nhiệm pháp lý trong quan hệ hợp đồng
•Chế tài trong thương mại
•Những trường hợp miễn giảm trách nhiệm pháp lý
•Thực hành những vụ án điển hình
3. Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại Tòa án &Trọng tài
•Các nguyên tắc cơ bản trong việc giải quyết tranh chấp
•Thủ tục xét xử sơ thẩm – phúc thẩm
•So sánh ưu khuyết điểm của phương thức giải quyết tranh chấp bằng Tòa án và trọng tài
4. Luật Doanh nghiệp
•Các loại hình doanh nghiệp
•Giải thể, Phá sản – Hệ quả pháp lý
•Các bài tập tình huống để vận dụng trong thực tiễn

5. kỸ NĂNG HOẠCH ĐỊNH CÁ NHÂN VÀ QUẢN LÝ THỜI GIAN
Học phí 500.000 đ/khóa
GV:
Số buổi học: 04 từ ngày 20/04/2009 vào các tối thứ 2,4,6 từ 18g30 - 21g00
Mục tiêu khóa học:
Sau khóa học học viên có thể:
•Mô tả được qui trình thực hiện công việc hiệu quả
•Tổ chức công việc cá nhân một cách hiệu quả khi phải làm nhiều việc cùng một lúc
•Quản lý cách sử dụng thời gian của bạn
Nội dung khóa học
1.Quy trình thực hiện công việc hiệu quả
2.Hoạch định và kiểm soát công việc cá nhân
3.Các yếu tố gây lãng phí thời gian

6. KỸ NĂNG LÀM VIỆC VỚI NHÓM Học phí: 500.000 đ/khóa
GV:
Số buổi học: 04 từ ngày 27/04/2009 vào các tối 2,4,6 từ 18g30 - 21g00
Mục tiêu khóa học
Sau khóa học học viên có khả năng:
•Hiểu về vai trò và các giai đoạn hình thành của nhóm
•Hiểu cấu trúc của nhóm và làm việc với nhóm hiệu quả
•Lãnh đạo nhóm và giúp nhóm giải quyết các vấn đề
•Xây dựng văn hóa đội/nhóm
Nội dung khóa học:
1.Khái nhiệm nhóm và các vai trò của nhóm trong cuộc sống
2.Các giai đoạn hình thành nhóm
3.Quy chế tổ chức nhóm
4.Các nguyên tắc làm việc với nhóm
5.Thông tin trong nhóm
6.Giải quyết vấn đề trong nhóm
7.Đào tạo và phát triển nhóm

Đăng ký tham dự tại 300A Nguyễn Tất Thành P13, Q4, TP. HCM hoặc qua ĐT; 6.2619.425 hoặc qua Email: nnlam@ntt.edu.vn

Lành nghề + văn hóa nghề = Nhân viên chuyên nghiệp!


Công nhân sẵn sàng bỏ việc, “cùng lắm thì về quê”, nhân viên công sở lên cơ quan… nghỉ mát; lao động sang làm việc ở nước ngoài có cơ hội là bỏ trốn… Đây là những ví dụ cụ thể, dễ hiểu cho một thuật ngữ trìu tượng, ít được nhắc đến: Văn hóa nghề - khái niệm được Hội dạy nghề (Bộ LĐTB&XH) bàn bạc tại hội thảo Văn hóa nghề ngày 28/7 tại Hà Nội.
Cản trở vì tâm lý "sẵn sàng về quê"
Bà Nguyễn Thị Hằng - Chủ tịch Hội dạy nghề VN cho rằng, mỗi năm VN đào tạo được khoảng 1,5 triệu lao động, trong đó, hàng trăm ngàn người đã có việc làm, đáp ứng nhu cầu lao động trong nước và xuất khẩu.
Tuy nhiên, theo bà Hằng, một thực tế không thể phủ nhận là VN vẫn thiếu lao động có chất lượng, mà một trong những nguyên nhân quan trọng là văn hóa nghề chưa được trang bị đầy đủ!
Ông Vũ Tuấn Anh, Viện Kinh tế VN đã chỉ ra một vấn đề được coi là khá nổi cộm đối với lao động xuất khẩu, đó là tình trạng “3 không”: không có nghề, không biết ngoại ngữ, không có tác phong công nghiệp.
Theo dẫn chứng của ông Tuấn Anh, sau khi đăng ký đi xuất khẩu lao động, người lao động mới được học một khóa nghề và ngoại ngữ cấp tốc nên tác phong làm việc, kiến thức về pháp luật và văn hóa ứng xử nơi sẽ đi làm việc hầu như không nắm một cách đầy đủ.
"Do đó, chỉ cần có mâu thuẫn với chủ là lao động ngay lập tức bỏ làm, khiến kiện. Một số người không tuân thủ pháp luật nước sở tại, chơi cờ bạc, uống rượu, đánh nhau. Tình trạng lao động xuất khẩu bỏ trốn xảy ra ở hầu khắp các thị trường. Đó là do người lao động thiếu một “phông” văn hóa cần thiết" - ông Tuấn Anh khẳng định.
Về vấn đề này, ông Dương Trung Quốc, Tổng thư ký Hội sử học VN lại nhìn nhận: “Một tâm lý chung diễn ra trại các khu công nghiệp, khu chế xuất (KCN,KCX) hiện nay là "sẵn sàng về quê”, chối từ những yêu cầu về quản lý công nghiệp”.
Theo ông Quốc, hiện tượng lao động bỏ việc, không chịu ký hợp đồng lao động lâu dài, không quan tâm đến việc nộp bảo hiểm lao động, sẵn sàng về quê là khá phổ biến và gây khó khăn không ít cho doanh nghiệp.
Ngay cả với người lao động ở khu vực các cơ quan nhà nước, công sở, văn hoá nghề cũng không đáp ứng được yêu cầu. GS.TS Vũ Dũng - Viện trưởng Viện tâm lý cho hay: Tính kỷ luật, tinh thần trách nhiệm không cao của người lao động thể hiện ở cả các công sở, cơ quan nhà nước đó là tình trạng cán bộ đi muộn, về sớm, không làm đủ 8 giờ. Trong thời gian làm việc lại thiếu tinh thần trách nhiệm với nhiệm vụ được giao, tụ tập đi uống cà phê, ăn nhậu… làm việc theo kiểu “nhất thân, nhì quen”...
Tình trạng thiếu hiểu biết về văn hóa lao động nghề nghiệp diễn ra trầm trọng hơn tại các làng nghề thủ công, tiểu công nghiệp. Hiện cả nước có 1.500 làng nghề với hơn 4,2 triệu lao động. Sản xuất với công nghệ lạc hậu, điều kiện an toàn lao động kém, nhân công không được đào tạo là nguyên nhân của tình trạng tai nạn lao động cao, tỷ lệ mắc bệnh nghề nghiệp lớn, môi trường ô nhiễm nghiêm trọng, tác hại không chỉ tới người trực tiếp sản xuất mà toàn bộ dân cư sinh sống trong khu vực.
Dạy nghề, quên dạy văn hóa
Tuy nhiên, đi tìm một định nghĩa về văn hóa nghề là một việc không đơn giản. Bởi lẽ văn hóa là một khái niệm trìu tượng, khó cân đong đo đếm. Một cách tương đối, Hội thảo đã thống nhất đưa ra một “công thức”: văn hóa nghề = kiến thức nghề + trình độ tay nghề + đạo đức nghề + thái độ hành nghề + sự nhận biết, khả năng xây dựng và thích nghi môi trường.
Hiểu một cách đơn giản là văn hóa nghề có thể biến một người thợ lành nghề thành một người chuyên nghiệp.
Ông Ngô Thế Hiền, tác giả đề án Văn hóa nghề, đưa ra dự báo: Trong các KCN, KCX hoặc người lao động VN buộc phải theo môi trường văn hóa doanh nghiệp do giới chủ tạo ra, hoặc có phản ứng tiêu cực với môi trường đó. Cả hai đều không có lợi.
Ông Hiền phân tích, nguyên nhân là người lao động không có đủ kiến thức để nhận biết, không có khả năng xây dựng và thích nghi với môi trường văn hóa nghề.
Mà thiếu văn hóa nghề biểu hiện ở hoạt động dạy nghề. Ông Hiền dẫn chứng: "Luật dạy nghề cũng như những quy định khác liên quan đến dạy nghề không hề có môn học hoặc tiết học có liên quan đến những tiêu chí được coi là liên quan đến văn hóa nghề".
Với lý do này, Ban chủ nhiệm đề án Văn hóa nghề dự kiến sẽ thành lập Trung tâm văn hóa nghề nhằm tiếp tục nghiên cứu, khảo sát thí điểm văn hóa nghề tại một số cơ sở dạy nghề và tại một số tổ chức kinh tế.
Đỗ Minh(nguồn: VietnamNet.vn)

Văn hóa nghề - Thước đo nguồn nhân lực: Khơi gợi lòng yêu nghề ở giới trẻ


Việc phát triển học vấn vẫn là xu hướng được lựa chọn chủ yếu, còn học nghề chỉ là phương án dự phòng trong thanh thiếu niên
Văn hóa nghề biểu hiện trước hết ở sự nhận thức về nghề, sự lựa chọn nghề nghiệp và việc học nghề. Nói cách khác, văn hóa nghề biểu hiện ở quan niệm về sự tiếp cận các cơ hội học nghề, lựa chọn nghề và vun đắp giá trị nghề nghiệp cho tương lai. Đáng lo nhất là giáo dục nhận thức về văn hóa nghề gắn với định hướng giá trị và hành vi nghề nghiệp trong thanh thiếu niên còn rất nhiều vấn đề đáng bàn.
Xã hội trọng bằng cấp
Sự phát triển kinh tế - xã hội trong những năm qua ở VN cho thấy vẫn còn tồn tại sự phân bố chưa hợp lý về nguồn nhân lực, nổi bật nhất là tình trạng thừa thầy, thiếu thợ. Số lượng sinh viên được đào tạo qua các trường ĐH tăng mạnh, trong khi lực lượng lao động kỹ thuật, thợ tay nghề bậc cao lại thiếu hụt nghiêm trọng. Nguyên nhân cơ bản xuất phát từ nhận thức và hành vi văn hóa nghề của thanh thiếu niên. Một bộ phận đáng kể thanh thiếu niên vẫn bám giữ những giá trị, chuẩn mực nghề nghiệp cũ, coi trọng khoa cử, bằng cấp mà ít quan tâm đến các nghề lao động trực tiếp.
Một thực trạng rất đáng lo ngại là trong khi nhiều khu công nghiệp (KCN) đang được xây dựng và đi vào hoạt động thì vẫn có không ít gia đình vẫn ôm mộng khoa cử, chỉ mong muốn con cái thi đỗ ĐH và theo đuổi giấc mộng “làm quan”, “làm thầy”. Khảo sát của chúng tôi tại một số khu vực như Hà Nội, Quảng Ninh, Khu Kinh tế Dung Quất, cho thấy có tới 48,8% thanh thiếu niên cho rằng cần phải học xong THPT rồi mới tính đến những bước tiếp theo; 37% thừa nhận để vào đời thuận lợi thì tấm giấy thông hành cần thiết vẫn phải là bằng tốt nghiệp ĐH hay trên ĐH. Ngược lại, chỉ có 6,7% ý kiến nói cần phải có nghề giỏi và 1,3% trả lời không biết...
Như vậy, phần đông ý kiến vẫn cho rằng học lên cao mới là cơ sở đích thực để phát triển nghề nghiệp, còn học nghề chỉ là phương án dự phòng.
Nhận thức học nghề: Lệch hướng
Đào tạo các kỹ năng nghề nghiệp là nền tảng cơ bản của quá trình tuyển chọn và sử dụng đội ngũ lao động công nghiệp. Để có thể đạt trình độ tay nghề nhất định, người lao động phải đầu tư không ít công sức, thời gian và chi phí cho việc học và thực hành nghề. Nhưng kết quả khảo sát của chúng tôi cũng đưa ra những con số đáng chú ý.
Về mặt kinh tế, khảo sát cho biết khả năng đầu tư cho học nghề của con cái các gia đình còn rất hạn chế. Ở Khu Kinh tế Dung Quất, bình quân mỗi hộ dân chỉ có thể đầu tư dưới 200.000 đồng/tháng nếu con cái còn đi học. Còn về chọn nghề, tỉ lệ thanh thiếu niên chọn học nghề hành chính - văn phòng chiếm tỉ lệ cao nhất: 36,6% trong số người được hỏi; trong khi các nghề kỹ thuật chỉ chiếm khoảng nửa tỉ lệ này, như cơ khí 18,2%, kỹ thuật điện 17,6%... Đối với khu vực có cơ sở công nghiệp lớn, đang phát triển mạnh mẽ như nói trên mà tỉ lệ thanh thiếu niên thích học nghề hành chính - văn phòng cao như thế rất đáng để suy nghĩ.
Ngoài ra, khi khảo sát định hướng nghề nghiệp của thanh thiếu niên miền núi, chúng tôi cũng nhận thấy có nhiều sai lệch về chuẩn mực văn hóa nghề ở nhóm người từ 11 – 17 tuổi. Ai cũng biết ở khu vực miền núi rất cần nhiều lao động phổ thông để phát triển, nhưng lại có đến 39,1% muốn chọn nghề dạy học; kế tiếp 17,2% chọn nghề y và 13,5% chọn công việc hành chính – văn phòng.
Xã hội hóa... văn hóa nghề
Chúng ta không thể chỉ giáo dục về kỹ thuật, công nghệ và nâng cao nghiệp vụ chuyên môn đơn thuần; mà phải giáo dục về các chuẩn mực và giá trị lao động, giáo dục về ý thức nghề nghiệp, sự lựa chọn nghề nghiệp, nâng cao khả năng sáng tạo trong lao động cho lao động trẻ, thanh thiếu niên...
Theo Báo Người Lao Động, 20/8/2008

Nghề nghiệp dưới góc nhìn văn hóa


Nghề nghiệp dưới góc nhìn văn hóa
Giadinh.net - Lái ô tô vèo vèo nhưng chưa bao giờ học lái, sản xuất sữa có cả... chất độc... Lúc này là thời điểm mà cả xã hội đang chú ý đến một khía cạnh mới, đó là văn hóa nghề nghiệp.
Đang hình thành xu hướng mới
Với sự phát triển của hàng loạt nghề mới, mang bản sắc của xã hội hiện đại như môi giới chứng khoán, luật sư, chuyên gia phân tích tài chính, phân tích thị trường, chuyên gia tâm lý, môi giới đầu tư, bảo hiểm... xã hội đang đón nhận những nghề mới mà chưa có chuẩn mực về văn hóa nào. Chính vì chưa có nên trong hiện thực đời sống hôm nay đang tạo ra những rào cản, khó khăn trong sử dụng lao động và nâng cao hiệu quả lao động ngay từ khâu tổ chức sản xuất.
Nguyên nhân sâu xa và phổ biến hơn hết là chúng ta chưa quen và chưa thể thích nghi ngay với công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Và thế là vấn đề văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nhân được đặc biệt quan tâm. Thực tế cho thấy những hiệu quả bước đầu khiến các doanh nhân tiên tiến sẵn sàng đầu tư cho lĩnh vực này với quan niệm văn hóa cũng chính là một nguồn lực cho sản xuất và có hiệu quả kinh tế.
Những xung đột lao động trong đó có nguyên nhân vì văn hóa đang có xu hướng gia tăng. Có thể thấy ngay tại thị trường xuất khẩu lao động đang có xu hướng bị thu hẹp vì chất lượng nghề nghiệp và các vấn đề văn hóa đang làm cho nước ta mất dần lợi thế lao động. Thêm nữa, một bộ phận dân cư không nhỏ tỏ ra khó chấp nhận với nhiều nghề nghiệp mới đã phổ biến trên thế giới và gọi những người làm tư vấn, môi giới, làm công tác xã hội là “buôn nước bọt”...
Dạy nghề, dạy cả văn hóa
Tiến sỹ Dương Thị Liễu, Trưởng bộ môn văn hóa kinh doanh, Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội cho rằng: “Để nâng cao khả năng hội nhập của lao động nước ta, cần phải sớm đưa vào giảng dạy văn hóa ứng xử, văn hóa doanh nghiệp. Người học nghề chỉ hiểu biết tri thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề thì chưa đủ. Nếu chỉ lo dạy cho người ta giỏi nghề thì mới là biết làm chứ chưa biết cách sống, tồn tại như một cá thể tự chủ trong xã hội...”.
Ứng xử thể hiện sự chủ động trong phản ứng có sự lựa chọn, tính toán thể hiện thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng... nhằm đạt được kết quả giao tiếp tốt nhất. Không quan tâm và không trang bị những kiến thức và kỹ năng ứng xử văn hóa, sẽ làm con người trở lên thiếu thân thiện và không thành công khi phải tiếp xúc với người khác, không chia sẻ, học tập được kỹ năng của người khác.

Tiến sỹ Dương Thị Liễu nhấn mạnh: “Người lao động Việt Nam còn rất lúng túng, thụ động, thiếu hiệu quả trong ứng xử khi tuyển dụng, khi bị chỉ trích, khi làm việc nhóm, khi mâu thuẫn với đồng nghiệp, khi giao tiếp với khách hàng, khi sống ở các quốc gia có nền văn hóa không tương đồng, khi ứng xử với “sếp” ít tuổi hơn mình, với “ma cũ” lão làng trong cơ quan, với những hành vi quấy rối...”. Bà cho rằng, văn hóa ứng xử, văn hóa doanh nghiệp cần phải đưa vào chương trình dạy nghề, góp phần nâng cao văn hóa nghề cho người lao động.

“Muốn làm phải có thời gian, và bây giờ chính là lúc để chúng ta làm việc đó, phải tác động trực tiếp và định hướng giá trị văn hóa nghề nghiệp cho thanh thiếu niên”, Tiến sỹ Phan Chính Thức, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề nói.

Nhóm PVKT

Giới thiệu Trung tân Đào tạo kỹ năng nghề NTT




PHƯƠNG CHÂM ĐÀO TẠO CỦA TRUNG TÂM


PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG KHƠI DẬY TIỀM NĂNG

CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2009